A. Cường độ dòng điện và hiệu điện thế :
Cường độ dòng điện là một đặc tính của dòng điện và được đo bằng đơn vị Ampere (A). Cường độ dòng điện thể hiện lượng điện trôi qua một mạch trong một đơn vị thời gian cụ thể. Thường kí hiệu là I.
Hiệu điện thế được mô tả như một sự chênh lệch về điện năng giữa hai điểm trong một mạch điện. Đơn vị của hiệu điện thế là Volt (V). Thường kí hiệu là U.
B. Mạch nối tiếp :
Mạch nối tiếp là một kiểu mạch điện trong đó các thành phần điện được kết nối liên tiếp, tức là chúng nối tiếp nhau theo một dãy. Trong mạch nối tiếp, cùng một dòng điện chảy qua mọi thành phần và qua tất cả các điểm nối.
Hiệu điện thế : Khi mắc nối tiếp hiệu điện thế của mạch sẽ bằng tổng hiệu điện thế đặt trên các thành phần. Ví dụ có 4 bóng đèn nối tiếp với mức tiêu thụ bằng nhau, tổng điện vào là 100v thì hiệu điện thế trên mỗi đèn giờ là 25v. U = U1+U2 +U3 +U4
Cường độ dòng điện bằng nhau tại mọi điểm. I = I1=I2=I3=I4
C. Mạch song song
Mạch song song (còn được gọi là mạch parallel) là một kiểu mạch điện trong đó các thành phần điện được kết nối song song với nhau, tức là chúng có chung hai điểm nối.
Hiệu điện thế sẽ bằng nhau khi qua các thành phần. U = U1 = U2 = U3 = U4.
Cường độ dòng điện của mạch sẽ bằng tổng dòng điện chạy qua các thành phần trong mạch. I = I1 +I2 +I3 + I4 . Ví dụ tổng dòng điện cấp là 1 A, có 4 bóng đèn gọi cho tiêu thụ ngang nhau thì mỗi đèn sẽ có 0.25A.